Hải đăng trên đảo Long Châu

 

    Đấu sĩ lbx odin   Ý chí và nghị lực của chiến sĩ 

Đi một vòng quanh đảo Long Châu dễ dàng nhận ra những điều kiện tối thiểu của cuộc sống như nước ngọt, điện, rau xanh đều thiếu thốn. Trong khi đó, cán bộ, chiến sĩ nơi đây có hoàn cảnh gia đình khó khăn, éo le. Chẳng hạn như thiếu tá Nguyễn Xuân Hải, quê xã Việt Tiến (huyện Vĩnh Bảo), có người con trai út 7 tuổi bị tai nạn sinh hoạt, giờ mắc thêm chứng bệnh tự kỷ, cả ngày chỉ ngồi lì một chỗ… Hay như đồng chí Bùi Đăng Chi, sinh 1978, bố mẹ đẻ ở vùng quê nghèo Thủy Hà (tỉnh Thái Bình), vợ không có việc làm cùng 2 con nương nhờ đằng ngoại ở Sơn Tây. Mức lương của một trung úy công tác nơi đảo xa không đủ san sẻ cho người thân trang trải cuộc sống. Ngay như Đài trưởng Lương Văn Phong, quê huyện Kinh Môn (tỉnh Hải Dương) cũng mang gánh nặng gia đình. Bố đi làm xa, người mẹ già yếu thường xuyên phải một mình trong ngôi nhà tuềnh toàng.



Phong cảnh trên đảo nhìn qua đẹp như mơ

Thực tế, chẳng người lính biên phòng nào ở đảo Long Châu có cuộc sống gia đình có thể gọi là sung   Đấu sĩ lbx odin   túc. Nhưng chưa có ai trong số họ vì chuyện gia đình mà không hoàn thành nhiệm vụ ở đơn vị. Ngược lại, hậu phương gia đình luôn là điểm tựa để những người lính quân hàm xanh trên đảo Long Châu nỗ lực hết mình trên mọi lĩnh vực công tác. Thượng tá Nguyễn Tiến Dũng, Đồn trưởng Đồn biên phòng Cát Bà thừa nhận: “Trong số cán bộ, chiến sĩ của đồn thì anh em ở đảo Long Châu là những người chịu vất vả và thiệt   Đấu sĩ lbx odin   thòi nhất. Nhưng anh em rất đoàn kết, biết khắc phục khó khăn để hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. Vì toàn núi đá, ở đảo không có nước ngọt nên vào mùa mưa, anh em tìm đủ cách tích “nước mắt” ông trời. Mùa khô, anh em lại phải vượt dốc dài, xuống bến tàu mua từng can nước ngọt của ngư dân. Thế nên nước ngọt trên đảo Long Châu được sử dụng tiết kiệm triệt để. Tắm rửa xong, nước được giữ lại trong bể chứa nước thải để tưới cây. Nước rửa rau, vo gạo cũng được tận dụng để tưới rau. Trên đảo không có đất thịt, để trồng được một vài loại rau, anh em mỗi lần về đất liền ra đảo đều mang theo vài bao đất. Cho nên rau ở Long Châu luôn là món ngon nhất bởi nó đã thấm biết bao mồ hô của lính đảo”.

 

 Dù điều kiện sống còn nhiều khó khăn nhưng các chiến sĩ đồn trú trên đảo đèn Long Châu vẫn chắc tay súng giữ vững an ninh trên biển đảo. 

Cán bộ chiến sĩ đồn trú trên đảo trồng rau cải thiện điều kiện sống

 Những 'đặc sản' rùng rợn 

Thượng tá Nguyễn Tiến Dũng kể, ở Long Châu còn có hai “đặc sản” là sét và rắn rết. Sét ở Long Châu   Đấu sĩ lbx odin   phải xếp vào hàng “thượng đẳng”, ít nơi nào sánh được. Trong cơn mưa, bầu trời Long Châu liên tục bị xé nát bằng những tia chớp và tiếng sét liên hồi. Người trên đảo bịt chặt tai lại mà vẫn không khỏi inh tai, nhức óc vì những chuỗi sét kinh hoàng. Còn về rắn, ở Long Châu có nhiều loại rắn độc, trong đó có rắn lục, rắn nâu và rắn xanh. Thế nên, buổi tối ra ngoài lúc nào cũng phải cầm theo đèn pin, dù vội vã đến đâu cũng phải soi đèn trước khi bước đi. Bởi ở đây, rắn có thể leo lên tận sàn nhà, gầm giường. Chỉ sơ sẩy dẫm phải rắn là có thể bị cắn vào chân ngay. Đồn trưởng cũng cho biết: “Trước kia, đồng chí Trần Thọ Thành, hiện đang công tác tại tổ công tác Bến Bèo hay Phó trạm trưởng Trạm đèn biển Long Châu Đặng Duy Chức từng bị rắn lục cắn. Được sơ cứu, đưa vào bệnh viện điều trị kịp thời, hai người may mắn thoát chết. Người bị rắn cắn không đến mức “gục ngay” nhưng nếu vào ngày gió cấp 7 -8, tàu không thể chạy về Cát Bà kịp thì cực kỳ nguy hiểm”.

2 ngày trên “mắt ngọc” Long Châu, chúng tôi không “may mắn” được chứng kiến “đặc sản” sét nhưng phải hú hồn vì bị bọn rết tấn công. Đó là đêm đầu tiên chúng tôi ngủ lại đảo. Mặc dù nơi ở không cách biển bao xa nhưng do đài quan sát ở chỗ khuất gió nên trời rất nóng, mãi đến gần sáng chúng tôi mới chợp mắt được một lát. Bỗng một đồng nghiệp cùng đi trong đoàn giật mình choàng dậy vì bị một con rết cắn vào chân. Vậy là cả đoàn không dám ngủ nữa, thức một mạch tới sáng. Giữa những đốm sáng lập lòe trên biển của các tàu đánh cá đêm chung quanh đảo Long Châu, chúng tôi được dịp nghe lính đảo trải lòng nhiều hơn. Binh nhì Nguyễn Tiến Đạt, sinh năm 1993, quê Cát Bà, người trẻ nhất trên đảo tâm sự, ở đây không lo thiếu thốn về vật chất bởi lãnh đạo đơn vị rất quan tâm chăm lo cho đời sống anh em, thường xuyên gửi đồ ăn, cây giống ra đảo. Nhờ đó đời sống trên đảo ngày một được nâng cao, duy một điều mà anh em cảm thấy thiệt thòi đó là sự thiếu thốn về văn hóa, tinh thần. Vì không có điện nên dù có tivi cũng chẳng xem được, mọi người chỉ được thưởng thức văn hóa qua chiếc radio cũ kỹ của thiếu tá Nguyễn Xuân Hải sắm từ khi còn công tác ở Đồn biên phòng Bạch Long Vỹ. Thỉnh thoảng có người ra thăm đảo thì mang cho một ít sách, báo,   Đấu sĩ lbx odin   đọc đến sờn cả giấy…

 Vững tay súng giữ an ninh trên biển 

Vượt lên tất cả sự khắc nghiệt của tự nhiên, người lính quân hàm xanh nơi đây vẫn quật cường, bảo đảm hoàn thành nhiệm vụ được giao. Ngoài con đường được lát bê tông dẫn vào “nhà đài” và “nhà đèn” được hoàn thành năm 2009, Long Châu là những triền núi đá tai bèo nhấp nhô, lởm chởm. Nhưng được biết, ngày nào cán bộ, chiến sĩ của trạm cũng đi tuần tra quanh đảo, quan sát hoạt động của các phương tiện trên biển. Nhất là vào những ngày mây mù, thời tiết xấu, cán bộ, chiến sĩ càng tăng cường tuần tra tránh hiện tượng các tàu nước ngoài lợi dụng lý do tránh bão, vi phạm chủ quyền biển của Việt Nam. Thiếu tá Nguyễn Xuân Hải cho biết: “Việc duy trì tuần tra, kiểm soát vừa nhằm giữ vững chủ quyền biển đảo, bảo đảm an ninh trật tự và an toàn cho ngư dân, kết hợp tìm kiếm cứu nạn khi xảy ra sự cố trên biển”.

Đài trưởng Lương Văn Phong còn kể, ở vùng sóng gió này, khó khăn, nguy hiểm nhất là vượt bão, vượt gió cứu người gặp nạn trên biển nhưng lính biên phòng Long Châu không nề hà gì. Anh cũng phấn khởi giới thiệu   Đấu sĩ lbx odin   với chúng tôi về Thiếu tá Nguyễn Xuân Hải, một người lập nhiều chiến công trong công tác cứu hộ, cứu nạn. Ngược lại, Thiếu tá Nguyễn Xuân Hải, tỏ ra khá khiêm tốn khi đài trưởng dành lời ngợi khen cho mình. Anh tâm sự: “Lính cũng từ dân mà ra, không có dân giúp đỡ tôi cũng không hoàn thành được nhiệm vụ”.

Rồi anh Nguyễn Xuân Hải kể cho chúng tôi nghe việc anh và đồng đội cứu sống anh Lưu Minh Đức, sinh 1978 tại Cát Thành, Trực Ninh (tỉnh Nam Định) - thuyền viên của tàu Hoàng Thịnh 08 bị chìm. Hôm đó, nhận được lệnh của chỉ huy Đồn biên phòng Cát Bà, anh cùng Đài trưởng Lương Văn Phong trưng dụng 2 tàu đánh cá của ngư dân tức tốc ra địa điểm tàu chìm, phối hợp với tổ công tác của Đồn Cát Bà cứu được 2 người là Nguyễn Văn Thắng (thuyền trưởng), Nguyễn Văn Định (thuyền viên) đưa về Cát Bà an toàn. Dựa vào kinh nghiệm 7 năm công tác ở đảo Bạch Long Vỹ để tính toán sức gió, sức sóng và phán đoán nơi nạn nhân trôi dạt, anh tiếp tục theo tàu xuôi về Hòn Muỗi. Đúng như anh Nguyễn Xuân Hải tính toán, sau khi dò tìm   Đấu sĩ lbx odin   4 vòng quanh Hòn Muỗi, anh phát hiện ra chiếc phao trên có anh Đức đang thoi thóp gắng gượng bám víu. Trên cơ thể bầm dập còn lại chiếc quần rách tả tơi, anh Đức chỉ kịp nói “các anh đã sinh ra tôi lần thứ 2” rồi ngất đi.

Một lần khác, ngày 29-4-2012, thiếu tá Nguyễn Xuân Hải nhận được tin báo của anh Lê Khắc Giang (sinh 1970, ở Phả Lễ, Thủy Nguyên), tàu của gia đình anh đang khai thác thủy sản cách đảo Long Châu 4 hải lý, bị chết máy, trong điều kiện gió cấp 5, cấp 6 khiến con tàu trôi vô định, có nguy cơ chìm, trên tàu còn có phụ nữ và trẻ em đang trong trạng thái vô cùng hoảng loạn. Ngay lập tức Thiếu tá Hải báo cáo chỉ huy và trưng dụng tàu của anh Đỗ Văn Hánh, phóng hết tốc độ hướng tới địa điểm mà ngư dân cầu cứu. Mặc dù sóng to, gió lớn, trời tối như bưng nhưng với tinh thần quả cảm, sau hơn 1 giờ vật lộn với sóng gió, anh Hải và chủ tàu tới được địa điểm tàu gặp nạn, lai dắt vào bờ an toàn… Kể từ lần đó, ngư dân Lê Khắc Giang nhận thiếu tá Hải làm anh kết nghĩa, cứ vài tuần là cả gia đình lại vào Long Châu thăm ân nhân của mình.

Bài, ảnh An Khánh

  

0 nhận xét:

Đăng nhận xét

 
Top