Đại tá Trần Dương Kiên.
PV:Xin đồng chí cho biết công tác chuẩn bị đối phó với cơn bão số 11 của các đơn vị biên phòng?

Đại tá Trần Dương Kiên:Ngay khi cơn bão xuất hiện, chúng tôi đã tham mưu cho Bộ Tham mưu BĐBP thông báo cho các tỉnh biết hướng di chuyển, cấp độ của bão, trọng tâm là các tỉnh từ Quảng Trị tới Quảng Ngãi. Do được thông báo kịp thời nên các đơn vị đều chủ động xây dựng kế hoạch phòng chống bão đối với đơn vị và người dân trên địa bàn. Tính đến 6h, ngày 14- 10 Biên phòng các tỉnh đã phối hợp với địa phương thông báo, kiểm đếm, hướng dẫn cho 68.062Đấu sĩ lbx ifreetphương tiện/292.783 người biết diễn biễn của bão để chủ động di chuyển phòng tránh. Đồng thời tổ chức bắn pháo hiệu báo bão tại các điểm theo quy định. Bên cạnh việc chằng chống lại doanh trại đơn vị, chuẩn bị các nhu yếu phẩm cần thiết, các đơn vị biên phòng từ Nghệ An đến Bình Thuận đã cử 2.294 CBCS/182 phương tiện tham gia giúp dân neo đậu tàu thuyền, chằng chống nhà cửa, sơ tán di dân và sẵn sàng tham gia ứng cứu khi có tình huống. Bộ Tư lệnh đã cử 1 đoàn công tác do Đại tá Lê Văn Thạo, Phó Tham mưu trưởng làm trưởng đoàn kiểm tra công tác phòng chống bão số 11 tại các địa bàn trọng điểm từ Quảng Bình đến Quảng Ngãi. BĐBP các tỉnh từ Quảng Bình đến Quảng Ngãi đã cử 15 đoàn công tác, tổ chức kiểm tra công tác ứng phó bão số 11 tại các đơn vị trọng điểm trên 2 tuyến biên giới. Trong đó, BĐBP Thừa Thiên -Đấu sĩ lbx ifreetHuế đã cử 173 CBCS/5 ô tô phối hợp với chính quyền địa phương, lực lượng tại chỗ chằng chống 367 nhà dân, di dời 609 hộ/1.647 người, di chuyển 259 tàu cá xa bờ từ khu vực nguy hiểm đến nơi an toàn.

Về công tác tìm kiếm cứu nạn (TKCN), các đơn vị cũng đã chuẩn bị rất tốt về lực lượng, phương tiện các loại, nỗ lực ứng cứu kịp thời các trường hợp bị nạnĐấu sĩ lbx ifreettrong bão.

PV:Đề nghị đồng chí cho biết một số kinh nghiệm rút ra qua việc triển khai công tác PCLB, TKCN trong những cơn bão vừa qua của lực lượng BĐBP?

Đại tá Trần Dương Kiên:Bài học về công tác PCLB thời gian qua cho thấy, cần xác định đề phòng là chính. Trước khi bão vào, chúng ta phải hoàn thành mọi công tác chuẩn bị, từ lương thực, thuốc men, ánh sáng đến việc chằng chống nhà cửa... Bởi vì, khi bão đổ bộ vào, việc triển khai các hoạt động chằng chống nhà cửa, hoặc phương tiện ứng cứu khi có tình huống xảy ra rất nguy hiểm. Tuy nhiên, với những tình huống khẩn cấp cần phải nỗ lực cố gắng huy động mọi phương tiện để ứng cứu kịp thời. Khi thực hiện TKCN phải sử dụng tất cả các lực lượng, phương tiện tại chỗ. Đồng thời, nắm bắt thông tin, tình hình diễn biến của bão một cách nhanh  chung cu sky gaden  chóng, chính xác. Trên cơ sở đó, vận động người dân giúp nhau, sử dụng hệ thống thông tin để tìm kiếm. Trong trường hợp thật sự cần thiết thì mới sửĐấu sĩ lbx ifreetdụng lực lượng cứu hộ, cứu nạn chuyên nghiệp cho phù hợp, hiệu quả, tránh lãng phí.

PV:Trong công tác PCLB, TKCN từ nay đến cuối năm cần lưu ý những vấn đề gì, thưa đồng chí?

Đại tá Trần Dương Kiên:Về tổng thể, các đơn vị cần xây dựng kế hoạch PCLB 5 năm. Trong đó, cần nắm vững địa bàn, xây dựng kế hoạch sát với tình hình thực tế của địa phương. Kế hoạch PCLB 5 năm phải tính đến các đặc điểm tự nhiên như nước biển dâng, khu vực nào có khả năng bị lũ quét, sạt lở đất, khu vực nào cần phải sơ tán, di dân và chọn địa điểm để sơ tán dân đến khi cần thiết. Trên cơ sở xây dựng kế hoạch 5 năm, việc xây dựng kế hoạch PCLB cho từng cơn bão sẽ nhanh hơn. Bên cạnh đó, việc tuyên truyền cho người dân cần cụ thể, quyết liệt hơn nữa. Công tác chằng chống nhà cửa phải thực hiện và hoàn thành trước khi bão về, tránh trường hợp khi bão đổ bộ rồi, gió thổi rất mạnh mới tiến hành chằng chống nhà cửa dẫn đến bị thương vong do tôn đập vào người hay ngã xuống đất như đã xảy ra trong bão số 10.

Theo quy luật hàng năm, những cơn bão từ thángĐấu sĩ lbx ifreet9,10 trở đi sẽ dịch vào miền Trung và bão cuối mùa thường đổ bộ vào miền Nam. Vì thế, từ nay đến cuối mùa bão, các tỉnh từ miền Trung trở vào cần chủ động xây dựng phương án đối phó với bão và chuẩn bị kỹ hơn về mọi mặt, như chuẩn bị dự phòng lương thực, thực phẩm đề phòng bão lũ chia cắt và hỗ trợ cho người dân, chuẩn bị lực lượng, phương tiện để sẵn sàng ứng cứu khi có tình huống xảy ra. Khi bão qua, cần nhanh chóng phối hợp với địa phương khắc phục hậu quả cơn bão, giúp nhân dân nhanh chóng ổn định sản xuất và đời sống nhân dân.

PV:Xin cảm ơn đồng chí!

Bích Nguyên (Thực hiện)

Email Print Góp ý

0 nhận xét:

Đăng nhận xét

 
Top