Sau 5 ngày hi sinh khi đang làm nhiệm vụ trên vùng biển Trường Sa, vào sáng ngày 21-10 linh cữu chiến sĩ Đinh Văn Nam (Lữ đoàn 125) đã được đưa về quê nhà an táng tại nghĩa trang Đằng Hải, quận Hải An, Hải Phòng.
Chúng tôi đến thăm gia đình của trung úy Đinh Văn Nam tai quê nhà Hải Phòng vào chiều ngày 20/10. Thắp nén nhang trước di ảnh của trung úy Đinh Văn Nam và chứng kiến cảnh tang tóc của gia đình anh khiến chúng tôi không khỏi tiếc thương về sự hy sinh anh dũng của trung úy trẻ. Kể từ ngày nhận được hung tin trung úy Đinh Văn Nam anh dũng hi sinh trong khi làm Dụng cụ ảo thuật đường phố nhiệm vụ, bà con xóm nhỏ khu T4, phố Mặc Đình Phúc, phường Cát Bi, quận Hải An, TP. Hải Phòng vẫn chưa hết bàng hoàng. Nỗi đau dường như quá lớn, quá đột ngột đối với gia đình người chiến sĩ trẻ đã khiến cho mẹ, vợ và em gái anh ngất lên ngất xuống.
Nhìn tấm ảnh cưới này chị Xoa bật khóc nức nở
Chị Đinh Thị Kim Xoa, vợ trung úy Nam ngân ngấn nước mắt kể lại: Năm 2009 vợ chồng chị quen nhau, đến cuối năm 2010 thì kết hôn. Do đặc thù công việc nên những lần vợ chồng chị ở cạnh nhau chỉ đếm trên đầu ngón tay, chủ yếu là liên lạc qua điện thoại. Tình yêu mà anh dành cho chị cũng thật đặc biệt, đặc biệt như lễ cưới của họ.
Chị Xoa nhớ lại: Chiều hôm trước anh đáp máy bay xuống sân bay về nhà rồi đi chụp ảnh cưới, ngày hôm sau tổ chức lễ cưới luôn. Cái gì cũng tranh thủ từng phút từng giây cho nên việc mua sắm, chuẩn bị cho lễ cưới, em gái anh phải thay anh đảm nhiệm hết.
Vì thương con mới cưới đã phải xa vợ,  Dung cu ao thuat  cưới xong được một tháng bố mẹ giục chị chuyển vào Nam theo anh để vợ chồng được gần nhau. Tưởng được gần chồng nhưng công việc bận rộn nên anh cũng đi suốt, thỉnh thoảng tầm đêm Dụng cụ ảo thuật anh mới tranh thủ về thăm vợ.
Đối với hai chị em, những kỷ vật anh để lại đều rất quý giá
Em gái trung úy Nam đang lau chùi những bằng khen của anh

Căn nhà trọ lạnh lẽo mỗi mình chị. Rồi chị có thai. Niềm vui được làm mẹ cũng làm chị nguôi ngoai đi phần nào nỗi cô đơn nơi đất khách quê người. Những lần đi khám thai một mình, rồi những khi trái gió trở trời chẳng có ai chăm sóc chị cũng chạnh lòng lắm nhưng vì yêu, vì thương chồng nên chị lại cố gắng. Khi cái thai đã được tám tháng chị chuyển về quê để chờ sinh. Ngày chị sinh anh được về phép 1 tháng, kể từ đó anh chị được gặp nhau thêm 2 lần nữa.
“Cho đến bây giờ tôi vẫn không tin đó là sự thật, anh ấy ra đi đột ngột quá. Con gái còn Dụng cụ ảo thuật chưa kịp nhìn quen mặt bố, còn chưa kịp gặp bố lần cuối, bao nhiêu dự định của hai vợ chồng thế là tan vỡ hết, đau lắm…”, chị Xoa nói như mê sảng.
Đôi mắt thẫn thờ, chị Đinh Thị Thu Hà, em gái của anh Nam kể lại: “Anh ấy thương em lắm. Bố mẹ công tác trong nghành Hải quân nên bận bịu suốt ngày. Nhà có hai anh em nhưng chẳng bao giờ nghe tiếng cãi nhau, từ việc lớn đến việc nhỏ anh ấy đều giành làm tất. Lên lớp 4 anh ấy đã có thể làm thịt gà, nấu nướng như người lớn.
Anh ấy sống tình cảm và biết quan tâm đến mọi người lắm. Ai cũng quý, cũng thương. Anh chăm và chiều em gái đến nỗi bạn của em đến chơi còn ghen tỵ bảo chưa thấy ai chiều em gái đến thế. Có chuyện gì hai anh em cũng tâm sự với nhau. Mỗi lần về phép anh lại nằm gối đầu lên chân em để em nhổ tóc bạc cho. Nhớ lần em bị cảm, trượt chân ngã trong nhà tắm bị rách một bên mắt. Anh xót em, vừa khâu vết thương cho em vừa khóc. Bây giờ mỗi lần nhìn lại vết sẹoDụng cụ ảo thuật đường phốbên mắt trái em lại khóc.
Chị Xoa bên những bằng khen và huân huy chương của chồng
Chị Hà cho biết thêm: "Em mới sinh cháu. Trước hôm anh ấy mất, anh ấy còn gọi điện về nói chuyện với cả nhà. Anh ấy bảo sắp được chuyển về công tác ngoài Hải Phòng, sắp được về chăm sóc bố mẹ, chăm sóc vợ con và còn dặn em gái phải giữ gìn sức khỏe em. Mấy hôm trước bố em cứ nóng ruột bảo cả nhà sao có quyết định chuyển công tác ra ngoài này rồi mà lâu quá anh chưa được ra.
Chưa kịp hỏi rõ ngọn nghành thì anh đã…Khổ nhất là mẹ em, bà vốn đã bị bệnh tim, lại cao huyết áp, nghe xong tin về anh bà sốc quá phải đi cấp cứu. Mấy hôm nay bác sĩ toàn phải tiêm thuốc trợ tim và Đồ chơi ảo thuật thuốc an thần cho bà. Lúc bác sĩ tiêm thuốc cho ngủ thì không sao chứ cứ tỉnh dậy là bà lại bảo chờ mấy hôm nữa anh về anh nhổ tóc bạc cho mẹ, rồi nấu ăn cho cả nhà. Vậy mà…”.
Không chỉ là một người con có hiếu, người anh, người chồng đảm đang, trung úy Đinh Văn Dụng cụ ảo thuật đường phố Nam còn là một người cha tình cảm và hết lòng yêu thương con cái. Có lần anh xem trên ti vi thấy quảng cáo có hình ảnh những đứa trẻ, anh đã khóc khi gọi điện về nhà. Anh bảo nhớ con.
Trung úy Đinh Văn Nam sinh năm 1982, sau khi tốt nghiệp THPT năm 2002, anh xung phong thực hiện nghĩa vụ quân sự và được điều động vào lực lượng hải quân. Hoàn thành nghĩa vụ quân sự, với nguyện vọng được phục vụ lâu dài trong quân đội, anh Nam thi đỗ vào Học viện Quân y với điểm số cao thứ hai toàn khóa. Trong quá trình học tập, năm thứ hai chiến sĩ Nam được kết nạp Đảng ngay trong trường. Tốt nghiệp Học viện Quân y, trung úy Đinh Văn Nam được điều động công tác tại Lữ đoàn 125 thuộc Bộ Tư lệnh Hải quân.
Trung úy Đinh Văn Nam được các cấp chỉ huy đánh giá là một quân nhân gương mẫu, chấp hành tốt kỷ luật, nhiệt tình, có tinh thần trách nhiệm cao, luôn hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ được giao và đã nhận được nhiều bằng khen cùng các huân, huy chương.
Sáng ngày 19/10, tại Nhà Tang lễ Bệnh viện 175 Quân đội, Lữ đoàn 125 cùng với gia đình đã tổ chức lễ truy điệu cho trung úy Đinh Văn Nam. Đồng thời, công bố Quyết định truy tặng Bằng khen về hành động dũng cảm cứu tàu và Quyết định truy phong quân hàm từ thiếu úy lên trung úy.
Chiều 21/10/2013, thi thể của trung úy Nam đã được gia đình đưa về an táng tại nghĩa trang Đông Hải, quận Hải An.

0 nhận xét:

Đăng nhận xét

 
Top