1. Bão là gì?
Bão và ATNĐ được gọi chung là xoáy thuận nhiệt đới (XTNĐ): là một vùng gió xoáy, có đường kính tới hàng trăm kilômét, hình thành trên vùng biển nhiệt đới. Ở bắc bán cầu, gió thổi xoáy vào trung tâm theo hướng ngược chiều kim đồng hồ. Áp suất khí quyển trong bão thấp hơn rất nhiều so với xung quanh và thường thấp hơn 1000mb.

Như vậy có thể xem bão là một trận gió xoáy từ các phía thổi vào vùng trung tâm bão, càng gần trung tâm thì gió càng mạnh, có khi lên đến vài trăm cây số một giờ, nhưng chính giữa lại là một vùng gió tương đối nhẹ hay lặng gió gọi là mắt bão. Không khí chung quanh dồn vào giữa không phải theo những đường thẳng mà theo hình xoắn ốc. Ở Bắc bán cầu, gió xoáy thổi ngược chiều kim đồng hồ. Trong một trận bão, ở tầng gần mặt đất không khí bốn bề chạy vào giữa, đến vùng giữa bão thì không khí thổi lên cao, lên đến các tầng cao hơn nữa thì tỏa ra tứ phía. Bão bắt nguồn từ các vùng biển nhiệt đới, bão chuyển động một khối không khí ẩm rất lớn. Không khí ẩm đó càng lên cao thì hơi nước mà nó chứa đọng lại thành mây và mưa càng nhiều, cho nên vùng bão không những có gió mạnh mà lại có mây đặc phủ kín và mưa nhiều.

Hìnhđồ chơi đất nặn1: Cấu trúc đặc trưng của bão
Phân loại bão, áp thấp nhiệt đới

Dựa vào tốc độ gió mạnh nhất ở vùng gần trung tâm xoáy thuận nhiệt đới, Tổ chức Khí tượng thế giới (WMO) quy định phân loại xoáy thuận nhiệt đới như sau:

Bảng 1.1.Phân loại bão theo sức gió mạnh nhất và mức độ ảnh hưởng
Cấp bãoGió cực đại
(Km/h)
Cấp gió
(Beaufort)
Mức độ ảnh hưởng
(Do sức gió)
Áp thấp nhiệt đới
(Tropical Depression)
39 - 616 – 7Cây cối rung chuyển, khó đi ngược gió. Biển động
Bão
(Tropical Storm)
62 – 888 – 9Bẻ gẫy cành cây lớn, tốc mái nhà, không thể đi ngược gió. Biển động rất mạnh.
Bão mạnh
(Severe Tropical Storm)
89 – 11710 - 11Làm đổ cây cối, nhà cửa, cột điện, gây thiệt hại rất nặng. Đất nặn nhật bản Biển động dữ dội làm đắm tàu thuyền
Bão rất mạnh³ 118³ 12Sức phá hại cực kỳ lớn. Sóng biển cực kỳ mạnh làm đắm tàu biển có trọng tải lớn
2. Cấu trúc của bão

Các thành phần chính của bão bao gồm các dải mưa ở rìa ngoài, mắt bão nằm ở chính giữa và thành mắt bão nằm  đất nặn an toàn cho bé  ở ngay sát mắt bão. Ở nửa dưới của khí quyển, không khí chuyển động xoắn vào tâm theo ngược chiều kim đồng hồ, chuyển động thẳng đứng lên trên trong thành mắt bão và tỏa ra ngoài ở trên đỉnh theo chiều ngược lại. Ở chính giữa trung tâm của cơn bão, không khí chuyển động giáng xuống, tạo nên vùng quang mây ở mắt bão.

Mắt bão:

Mắt bão là vùng tương đối lặng gió, quang mây, có đường kính khoảng 30- 60 km. Khi ở trong khu vực bão, người ta thường rất ngạc nhiên khi thấy gió và mưa đang rất dữ dội lại đột nhiên ngừng hẳn, trời quang mây tạnh, đó là khi mắt bão đi qua.

Thành mắt bão:

Đó là tường mây dày xung quanh mắt bão gồm các đám mây giông phát triển lên rất cao. Đây là nơi có gió mạnh nhất trong bão.

Các dải mưa xoắn:

Các dải mây mưa ở rìa ngoài của bão có thể trải xa cách tâm bão hàng trăm kilômet. Những dải mây giông dày đặc này chuyển động xoắn chậm theo ngược chiều kim đồng hồ, có độ rộng từ khoảng vài kilômét đến vài chục kilômét và dài khoảng từ 80 đến 500 km.

Kích thước của bão:

Kích thước đặc trưng của bão khoản vài trăm kilômét, nhưng có thể biến đổi đáng kể. Kích thước của bão không nhất thiết biểu hiện cho cường độ bão.

Hình 2: sơ đồ cấu trúc bão với các thành phần cơ bản:
Mắt bão, thành mắt bão và các dải mưa xoắn
3. Sự di chuyển của bão

Tốc độ và hướng di chuyển của bão phụ thuộc vào sự tương tác rất phức tạp giữa hoàn lưu nội tại của cơn bão và hoàn lưu của khí quyển xung quanh. Đồ chơi đất nặn Có thể coi khối không khí xung quanh cơn bão như là một “dòng sông” không khí luôn chuyển động và biến đổi.

Tốc độ di chuyển trung bình của bão vào khoảng 10- 25 km/giờ. Tuy nhiên, có những cơn bão di chuyển rất chậm hoặc hầu như đứng yên, và cũng có những cơn khác lại di chuyển rất nhanh.

Hoàn lưu gió bão và phía bên phải của bão:

Ở bắc bán cầu, gió bão xoáy xung quanh tâm theo ngược chiều kim đồng hồ. Điều này có nghĩa là hướng gió tại một điểm sẽ phụ thuộc vào vị trí của tâm bão.

Hình 3: Hoàn lưu gió bão và vùng phía bên phải của bão
Nhìn vào hình trên, phía bên phải của bão là khu vực phía bắc của bão. Gió xung quanh mắt bão xoay theo chiều ngược với chiều quay của kim đồng hồ. Tại điểm A, gió bão gần như cùng hướng với gió của môi trường, tác động cộng hưởng của chúng khiến cho gió ở đây mạnh lên. Ví dụ, nếu dòng môi trường có tốc độ là 15km/h, gió bão trung bình là 100km/h, tốc độ gió tại điểm A sẽ có độ lớn là (15+100) 115km/h. Mặt khác, tại điểm B, gió bão ngược chiều với gió của môi đất nặn cho bé trường, kết quả là gió ở đây chỉ có độ lớn là (100- 15) 85km/h. Như vậy, cơn bão di chuyển càng nhanh thì hiệu ứng này càng trở nên rõ rệt.
4.Những nguy hiểm do bão gây ra

4.1. Gió mạnh

Gió mạnh cấp bão (từ cấp 8 trở lên) gây nguy hiểm đến tính mạng con người. Vì thế, cần thiết phải thực hiện sơ tán hoặc trú ẩn trước khi có gió mạnh cấp bão xảy ra.

Gió mạnh nhất thường xảy ra ở ngay phía bên phải của thành mắt bão. Gió bão thường suy giảm đi nhanh chóng khoảng 12 giờ sau khi bão đổ bộ. Tuy nhiên, gió vẫn có thể giữ được trên cấp 12 ngay cả khi bão đó vào sâu trong đất liền.

4.2 Mưa lũ

Mưa lớn và nước được đẩy từ biển vào do gió mạnh có thể gây nên lũ lụt lớn trong vòng 24 giờ. Hệ thống thoát nước của nhiều thành phố ven biển có thể không thể thoát nước kịp do địa hình thoải của các khu vực ven biển này. Khi đổ bộ, một cơn bão trung bình có thể gây nên tổng lượng mưa khoảng 100 đến 300 mm. Nếu như cơn bão lớn và chuyển động chậm thì lượng mưa gây nên sẽ lớn hơn nhiều.

4.3 Nước dâng do bão

Nước dâng do bão là lượng nước bị đẩy vào bờ do hoàn lưu gió mạnh của bão. Lượng nước này kết hợp với thủy triều tạo nên triều do bão, và có thể nâng mực nước lên đến đất nặn nhật bản hơn 5m. Thêm vào đó, sóng do gió bề mặt gây nên cũng làm tăng thêm độ cao của mực nước. Mực nước dâng cao như vậy gây lụt lớn cho các khu vực ven biển, đặc biệt là khi kết hợp với chế độ triều cao của khu vực.

4.4 Tố lốc

Các cơn bão mạnh cũng có thể gây nên tố lốc làm tăng thêm mức độ tàn phá của bão. Tố lốc thường xảy ra ở phần tư phía trước bên phải (so với hướng di chuyển) của bão. Tuy nhiên, chúng cũng có thể xảy ra trong các dải mưa cách xa tâm bão.

5. Quy luật chung của bão, áp thấp nhiệt đới ảnh hưởng đến Việt Nam nói chung và khu vực miền Trung nói riêng

Theo số liệu thống kê nhiều năm thì trung bình hàng năm có khoảng 5- 6 cơn bão và 2- 3 ATNĐ ảnh hư­ởng đến Việt Nam. Mùa bão bắt đầu từ tháng 6 và kết thúc vào cuối tháng 11 và nửa đầu tháng 12. Bão thường tập trung nhiều nhất trong các tháng 8, 9, và 10.

Hướng di chuyển trung bình của bão cũng khác nhau theo mùa. Thời kỳ nửa đầu mùa bão, quỹ đạo bão có hướng Tây Bắc, Bắc và Đông Bắc, thư­ờng đổ bộ vào Đông Nam Trung quốc, Nhật Bản. Thời kỳ sau quỹ đạo thiên hướng Tây về phía Việt Nam. Trung bình, từ tháng 1- 5, bão ít có khả năng ảnh hưởng đến Việt nam. Từ tháng 9- 11, bão có nhiều khả năng ảnh hưởng đến Trung Bộ. Ở nửa đầu mùa bão, quỹ đạo của bão ít phức tạp, và ngược lại, bão thường di chuyển phức tạp trong nửa cuối mùa bão.

Lưu ý, các đặc điểm trên đây là những tính chất trung bình đặc trưng nhất. Trong mỗi năm cụ thể, sự xuất hiện và tính chất quĩ đạo bão có thể khác nhiều so với các giá trị trung bình này.

Hình 4. Hình minh họa khu vực ảnh hưởng của bão theo thời gian
Nguồn:Trang thông tin của Quỹ Hỗ trợ thiên tai miền Trung

0 nhận xét:

Đăng nhận xét

 
Top